Bạn biết gì về SÁP NẾN THƠM?

Nến thơm từ lâu được biết đến là sản phẩm giúp thư giãn tầm hồn và khử mùi được ưa chuộng, có thể nói đây là sản phẩm chăm sóc sức khỏe tinh thần rất hiệu quả với hầu hết người tiêu dùng. Tuy nhiên sản phẩm nào cũng có ưu và khuyết điểm điểm. Trong quá trình sử dụng nến thơm, bạn có bao giờ thắc mắc về loại sáp của lọ nến thơm mà mình đang sử dụng không? Nếu có thì mời bạn theo chân Endless Vacation tìm hiểu ngay nhé! Hiện nay có ba loại sáp phổ biến được sử dụng cho nến thơm đó là sáp đậu nành và sáp từ mỡ động vật. Một số loại sáp khác là sáp ong, sáp cọ.
1. Sáp Paraffin
Paraffin là một phụ phẩm của dầu mỏ, được sản xuất lần đầu tiên vào năm 1850, từ quá trình tách sáp ra khỏi dầu mỏ. Sáp ở dạng rắn, màu trắng đặc trưng, không màu, không vị có cấu trúc tinh thể tương đối rõ ràng. Sáp paraffin dễ hòa tan với hóa chất mùi hương, dễ nhuộm màu và tỏa hương nồng. Ngoài ra ưu điểm là sẵn có, dễ tìm, giá cả phải chăng, nên thường được sử dụng trong hầu hết các loại nến. Khi thắp, nến paraffin sẽ cho ánh sáng mờ. Loại sáp này cũng tỏa hương tốt hơn so với với sáp đậu nành. Nhiều hãng nến thơm cao cấp ưa chuộng sáp paraffin vì hiệu quả phân tán các tầng hương liệu phức tạp của nó khá tốt. Nhìn chung, paraffin khá an toàn và lành tính với người sử dụng. Tuy nhiên, nến paraffin không phù hợp cho việc sử dụng thường xuyên và liên tục, vì nếu đốt nến trong thời gian dài, lượng bồ hóng (bụi mịn có các cacbon không tinh khiết) được thải ra của nó luôn nhiều hơn các loại nến khác, ngoài ra còn có thể sinh ra khói độc như benzen hay toluen, không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là những người mẫn cảm, phụ nữ mang thai, trẻ em,…Ngoài ra, nến paraffin khi cháy tạo ra nhiều muội than, muội than này không chỉ làm đen tường, trần nhà mà còn ảnh hưởng tới hệ hô hấp nếu hít phải.
2. Sáp Đậu Nành
Sáp đậu nành được sản xuất từ dầu đậu nành, đã xuất hiện trên thị trường khoảng 25 năm. Loại sáp này có thể cháy khá lâu và không ám màu. Vì là chế phẩm từ nguồn nguyên liệu tự nhiên có thể tái tạo, sáp đậu nành là lựa chọn an toàn cho sức khỏe và bền vững với môi trường. Hơn nữa, loại sáp này có thể phân hủy sinh học nên rất dễ lau rửa nếu bị đổ. Thời gian gần đây, các thợ nến thủ công trẻ tuổi và người tiêu dùng yêu môi trường rất ưa chuộng loại sản phẩm này. Tuy nhiên, một số công ty nến thơm cho biết loại sáp này không đạt được hiệu quả tỏa hương như mong đợi. Để khắc phục nhược điểm này, họ thường kết hợp sáp đậu nành với các loại sáp thực vật khác (như dừa, mơ, cọ và gai dầu)
3. Sáp từ Mỡ Động Vật
Là một phụ phẩm của ngành công nghiệp chế biến thực phẩm, chủ yếu dùng trong các loại nến có giá thành thấp. Vào giai đoạn đầu những năm 500 TCN, người La Mã đã làm nến từ mỡ bò. Ngoài ra nến còn được làm từ mỡ cá voi ở Trung Quốc bắt đầu từ triều đại nhà Tần (221–206 TCN). Nến chủ yếu được làm từ mỡ bò và sáp ong trong thời cổ đại, nhưng sau đó được cải tiến và thay thế khi các nhà hóa học nghiên cứu được cách sản xuất sáp từ dầu mỏ vào năm 1850 (sáp Paraffin).
Nguồn tham khảo:
- 1. The Chilling Home. Review tất tần tật về 5 loại sáp nến thơm phổ biến nhất hiện nay.
- 2. Fresh Home Lab (2021). Paraffin – Sát Thủ Thầm Lặng.
- 3. khoahoc.tv (2018). Nến có từ khi nào và nguyên liệu làm nến thay đổi ra sao qua các thời đại?
- 4. VnExpress (2013). Nguy cơ nhiễm độc từ nến cốc.