INNER CHILD
Đứa trẻ bên trong bạn có hình hài tính cách như thế nào?

Mỗi người trong chúng ta đều tồn tại bên trong một đứa trẻ (Inner Child). Đứa trẻ này có nhiều tính cách và hình hài khác nhau. Có lúc vui vẻ hồn nhiên khi nhận lấy một món quà, có lúc nghịch ngợm và tò mò về thế giới xung quanh, và cũng có lúc cảm thấy tổn thương bởi sự vô tâm của thế giới người trưởng thành. Vậy đã bao giờ bạn lắng nghe và nhìn sâu vào trong đứa trẻ bên trong bạn chưa. Đứa trẻ ấy luôn muốn nói với bạn nó cần được vỗ về và chăm sóc đấy. Cùng Endless Vacation khám phá nhiều hơn về đứa trẻ ấy nhé!
Inner Child là gì?
Inner child ảnh hưởng như thế nào đến cuộc sống của mỗi người?
Mọi đứa trẻ đều có xu hướng xem mình là trung tâm của mọi thứ. Và đó cũng là một trong những đứa trẻ trong chúng ta. Có những đứa trẻ chưa bao giờ được lớn thực sự, mà chỉ ẩn nấp bên trong hình hài của một người trưởng thành phải gánh vác trên vai nhiều trách nhiệm. Tâm hồn của những đứa trẻ ấy thiếu sự lắng nghe và thấu hiểu, mỗi ngày cứ tổn thương thêm một chút. Rồi khi đứng trước những thử thách cuộc đời, đứa trẻ ấy dễ dàng vấp ngã rồi tan ra như bọt biển lúc nào không hay. Có những nỗi đau trong quá khứ, đó không phải lỗi của bạn, cũng chẳng phải lỗi của bất cứ ai. Nhưng việc chữa lành điều đó chỉ có chính bản thân bạn. Ví dụ cụ thể về đứa trẻ bên trong đã bị tổn thương dễ hiểu như sau: Một người mẹ suốt ngày tất bận với công việc công sở, sáng đi sớm tối lại về muộn. Về đến nhà trên gương mặt hiện rõ sự mệt mỏi chán chường vì cơm áo gạo tiền, sau đó cứ nghĩ chỉ cần lo cho đứa con mình một bữa cơm là xong. Còn lại chỉ là sự thờ ơ, ánh mắt lạnh lùng của một người mẹ dành cho đứa con thơ. Nếu đứa con phạm phải sai lầm gì, người mẹ lại cáu gắt, thậm chí là lớn tiếng. Tất cả những năng lượng tiêu cực đó được gắn chặt trong mối quan hệ mẹ con. Người mẹ không thể vui vẻ và thoải mái chơi đùa cùng con. Đứa con luôn có cảm giác dè chừng, rụt rè vì không muốn làm mẹ mình cáu giận. Lí do thực sự làm cho người mẹ này mỏi mệt có thể là vì áp lực công việc, vì lí do kinh tế, vì sếp hay đồng nghiệp không hợp tác… Nhưng đứa con chưa thể hiểu được những điều diễn ra ở xã hội bên ngoài, mà con chỉ đơn giản nghĩ rằng: “Mẹ không yêu quý mình nhiều. Mình không phải là một đứa trẻ đáng được yêu thương.”
Mọi đứa trẻ đều có xu hướng xem mình là trung tâm của mọi thứ. Và đó cũng là một trong những đứa trẻ trong chúng ta. Có những đứa trẻ chưa bao giờ được lớn thực sự, mà chỉ ẩn nấp bên trong hình hài của một người trưởng thành phải gánh vác trên vai nhiều trách nhiệm. Tâm hồn của những đứa trẻ ấy thiếu sự lắng nghe và thấu hiểu, mỗi ngày cứ tổn thương thêm một chút. Rồi khi đứng trước những thử thách cuộc đời, đứa trẻ ấy dễ dàng vấp ngã rồi tan ra như bọt biển lúc nào không hay.
Có những nỗi đau trong quá khứ, đó không phải lỗi của bạn, cũng chẳng phải lỗi của bất cứ ai. Nhưng việc chữa lành điều đó chỉ có chính bản thân bạn. Ví dụ cụ thể về đứa trẻ bên trong đã bị tổn thương dễ hiểu như sau: Một người mẹ suốt ngày tất bận với công việc công sở, sáng đi sớm tối lại về muộn. Về đến nhà trên gương mặt hiện rõ sự mệt mỏi chán chường vì cơm áo gạo tiền, sau đó cứ nghĩ chỉ cần lo cho đứa con mình một bữa cơm là xong. Còn lại chỉ là sự thờ ơ, ánh mắt lạnh lùng của một người mẹ dành cho đứa con thơ. Nếu đứa con phạm phải sai lầm gì, người mẹ lại cáu gắt, thậm chí là lớn tiếng. Tất cả những năng lượng tiêu cực đó được gắn chặt trong mối quan hệ mẹ con. Người mẹ không thể vui vẻ và thoải mái chơi đùa cùng con. Đứa con luôn có cảm giác dè chừng, rụt rè vì không muốn làm mẹ mình cáu giận. Lí do thực sự làm cho người mẹ này mỏi mệt có thể là vì áp lực công việc, vì lí do kinh tế, vì sếp hay đồng nghiệp không hợp tác… Nhưng đứa con chưa thể hiểu được những điều diễn ra ở xã hội bên ngoài, mà con chỉ đơn giản nghĩ rằng: “Mẹ không yêu quý mình nhiều. Mình không phải là một đứa trẻ đáng được yêu thương.”

Khi tình trạng này diễn ra liên tục và quá lâu, kéo dài suốt những năm tháng tuổi thơ của đứa trẻ, suy nghĩ đó sẽ ăn sâu vào tiềm thức, và hình thành nên cách đứa trẻ đó nhận định và hành xử với các mối quan hệ khi trở thành người thưởng thành. Nếu người yêu hoặc bạn đời bày tỏ thái độ tiêu cực mỗi khi gặp mình, có thể do stress từ công việc bên ngoài, thì tiềm thức và những ký ức tuổi thơ– inner child – vẫn vọng lên tiếng nói rằng: “Họ giận dữ hoặc chán chường như vậy là vì họ không yêu mình nữa. Do mình không đáng được yêu thương. Họ có thể bỏ mình đi nếu họ gặp mình và luôn cảm thấy thất vọng”.
Đứa trẻ bên trong luôn là một phần đại diện trong bạn và sẽ đi theo bạn trong suốt cuộc đời. Có những nỗi đau trong quá khứ chưa được chữa lành sẽ luôn khiến bạn cảm thấy tủi thân và sợ hãi cảm giác bị bỏ rơi, cảm giác bất an khi ai đó lãng quên hay chỉ đơn giản là phớt lờ bạn. Có những người họ là một đứa trẻ mãi không chịu lớn, nhưng có thể từ nhỏ họ đã thiếu vắng đi tình thương và sự quan tâm. Bên trong họ như có một đứa trẻ 5 tuổi lúc nào cũng dễ giận dỗi và không tin tưởng ai, hoặc luôn cố kiểm soát mọi việc trong cuộc sống.
Nếu bạn đang có dấu hiệu của những đứa trẻ bên trong đang bị tổn thương, Endless Vacation mong rằng bạn có thể lắng nghe bản thân mình nhiều hơn. Có rất nhiều phương pháp để chữa lành đứa trẻ bên trong bạn. Nhưng người thực hiện những điều đó chỉ có thể là chính bạn không ai khác.
References:
Tu Anh Nguyen (2020, 28 September), INNER CHILD – Có những đứa trẻ bên trong cũng cần được chăm sóc, retrived from “https://happyparenting.vn/inner-child/”
Alex (2021, 8 August), “Inner Child Work” – Trị liệu đứa trẻ bên trong là gì, và tại sao?, retrived from https://trainghiemsong.vn/inner-child-work-tri-lieu-dua-tre-ben-trong-la-gi-va-tai-sao/